gtag('config', 'AW-692048289');

Bệnh Tiểu Đường

Bệnh Tiểu Đường

Bệnh Tiểu Đường

Bệnh Tiểu Đường - Những Điều Bạn Nên Biết
Bệnh Tiểu Đường - Những Điều Bạn Nên Biết
Sổ tay y học,Bệnh Tiểu Đường - Những Điều Bạn Nên Biết

 

Bệnh tiểu đường là một chứng bệnh tổng hợp cao huyết đường.Trước mắt, đối với nguyên nhân và cơ cấu nguyên lý phát bệnh không phải đã rõ ràng hoàn toàn. Do đó bệnh tiểu đường không phải có thể giải quyết triệt để được. Bệnh này có thể di truyền đến đời sau. Nếu như không sớm phát hiện bệnh, điều trị không kịp thời, khống chế bệnh tình không tốt, các biến chứng mãn tính và cấp tính sẽ có xuất hiện. Bệnh hợp với bệnh tim, Cơ tim gây chết nhiều hơn 3 – 4 lần so với người không bị bệnh tiểu đường, 80% người bệnh tiểu đường chết vì bệnh mạch máu tim. Hợp với bệnh mạch máu não gây nên chứng bán thân bất toại cũng rất thường thấy.

Bệnh tiểu đường thường gặp loại lớn như sau: bệnh tiểu đường loại I (loại phụ thuộc vào insulin)  và bệnh tiểu đường loại 2 (không phụ thuộc tất cả vào insulin) và bệnh tiểu đường loại 2 (không phụ thuộc tất cả vào insulin).

- Loại I: Bệnh tiểu đường phụ thuộc vào insulin (IDDM) xảy ra khi tụy tạng tiết không đủ insulin. Nó thường xảy ra ở trẻ em hoặc thanh niên, nhưng cũng có thể phát hiện ở bát kỳ độ tuổi nào. Người bị bệnh tiểu đường loại 1 phải chích insulin hàng ngày.
- Loại II: Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin (NIDDM), xảy ra khi các tế bào của cơ thể trở nên để kháng với insulin. Điều này làm giảm lượng gluco có thể được các tế bào sử dụng vào một thời điểm nào đó. Bệnh tiểu đường loại II phổ biến ở người lớn, nhất là những người béo phì trên 40 tuổi.

Nhiều người bị bệnh tiểu đường loại II có thể kiềm chế được lượng đường trong máu bằng cách kiểm soát trọng lượng cơ thể, tập thể dục thường xuyên và có chế độ ăn uống thuốc để hạ thấp lượng đường trong máu.


Các yếu tố rủi ro đối với người bệnh tiểu đường loại II gồm:
- 40 tuổi hoặc hơn.
- Béo phì (hơn 20% trọng lượng lý tưởng).
- Gia đình có lịch sử bị bệnh tiểu đường.

Bệnh Tiểu Đường
Người béo phì, gia đình di truyền sẽ thuộc giai đoạn tiểu đường loại II


Các triệu chứng của bệnh tiểu đường không rõ ràng và ít khi biết để đi bác sĩ. Chúng gồm:
- Khát nước nhiều hơn.
- Thường đi tiểu (nhất là ban đêm).
- Sụt cân không có nguyên nhân rõ ràng.
- Mệt mỏi.
- Dễ nhiễm trùng da.
- Vết thương lâu lành.
- Viêm âm đạo thường tái phát. 
- Khó đứng thẳng người.
- Mắt bị mờ.
- Ngứa hoặc tê ở tay chân.

Cần phải thử máu để có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường chính xác. Xét nghiệm gluco trong máu ít tốn kém và rủi ro. Hỏi xem có  phải kiêng ăn trước khi xét nghiệm không.
Chúng ta ăn mỗi ngày như gạo, mì, cá thịt, trứng, dầu … đều là thứ tạo nên đường, abumin, mỡ.
Sau khi ăn phải qua tiêu hóa để thành dạng vật chất dinh dưỡng giản đơn mới cơ thể được hấp thụ, rồi lại qua tác dụng của insulin (một kích thích tổ được tụy tạng (lá lách) tiết ra)  thì những chất giản đơn này mới hợp thành những thứ mà cơ thể cần như abumin, mỡ và đường thì do insulin giáng thấp không thể duy trì sự trao đổi bình thường protein, đường, mỡ khiến cho chất dinh dưỡng từ thức ăn không được sử dụng và lưu trữ. Đường không được sử dụng tốt khiến cho nồng độ huyết đường trong cơ thể quá cao vượt quá hạn  độ nhất định. Khi huyết đường cao đến 160 – 180ml % (8.9 – 10.0mmol/lit) thì đường gluco sẽ qua thận mà ra ngoài thành tiểu đường.

Bệnh Tiểu Đường
Người bệnh nên hạn chế ăn những món ăn chứa nhiều tinh bột và lượng đường cao


Chất dinh dưỡng do ăn vào không được cơ thể sử dụng và dự trữ, vì để duy trì nhiệt năng cho nhu cầu trao đổi chất chỉ có thể phân giải và tiêu hao chất mỡ và abumin trong người; do đó mà biểu hiện là sụt cân, mệt mỏi, đói. Nhiều bệnh nhân lâu ngày, trị liệu không tốt thì dễ phát sinh các biến chứng như bệnh tim, não, huyết quản, thận, võng mặc mắt và hệ thống thần kinh, thậm chí là dẫn đến mù mắt, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công tác. Người bệnh dễ bị nhiễm bệnh đường tiểu, bị nung mủ dưới da. Bệnh nghiêm trọng còn có thể bị chứng cấp tính xe – tôn, hôn mê… tính mạng rất nguy cấp.

Bị bệnh tiểu đường quá 10 năm, hơn một nửa bệnh bị biến chứng ở võng mạc mắt, là nguyên nhân gây nên mù lòa. Quá mức độ 10 trở lên, cũng hơn một nứa bệnh nhân bị bệnh thận, nếu không sớm  phát hiện và trị liệu thì thận sẽ bị tổn hại nặng dẫn đến chứng niệu độc, đây cũng là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cái chết. Hơn một nửa bệnh nhân khác thì bị biến chứng thần kinh, từ chỉ tê bại, mất cảm giác, dẫn đến bệnh bại huyết và hoại tử chi dưới. Bệnh tiểu đường còn có thể cùng với biến chứng thần kinh thực vật, gây rối loạn công năng dạ dày thường bị trướng bụng, bí ỉa hoặc ỉa chảy. Khi niệu đạo bị bế tắc lại không có cảm giác đau buốt nên thường khó phát hiện sớm được.

Tác Giả: Lê Quân
 

 

Chia sẻ bài viết
hệ thống phân phối của hoàng gia
Hệ thống Showroom Hoàng Gia Tivi Home Shopping Hệ Thống Đại Lý Kênh phân phối tại siêu thị
Công ty
Hotline: 0911 229 229 (Miễn phí cước gọi) Facebook Twitter Google + Youtube
Yêu cầu gọi lại
Facebook Facebook