gtag('config', 'AW-692048289');

Biến Chứng Của Bệnh Túi Thừa Đại Tràng

Biến Chứng Của Bệnh Túi Thừa Đại Tràng

Biến Chứng Của Bệnh Túi Thừa Đại Tràng

Biến Chứng Của Bệnh Túi Thừa Đại Tràng
Biến Chứng Của Bệnh Túi Thừa Đại Tràng
Sổ tay y học,Biến Chứng Của Bệnh Túi Thừa Đại Tràng

Bệnh túi thừa đại tràng tuy không nhiều nhưng hậu quả để lại khá nguy hiểm. Tuổi mắc bệnh viêm túi thừa đại tràng khoảng từ 40 trở lên, gặp nhiều nhất là người trên 50 tuổi. Bệnh có thể gây ra một số biến chứng, thậm chí gây nguy hiểm cho người bệnh.

Nguyên nhân gây túi thừa đại tràng

Túi thừa đại tràng khác với polyp đại tràng. Polyp đại tràng là một tổ chức mọc lên trên bề mặt của niêm mạc đi sâu vào trong lòng đại tràng, còn túi thừa đại tràng là tổ chức lõm sâu vào bên trong vách của đại tràng. Có thể có một hoặc nhiều túi thừa đại tràng và gặp ở bất cứ vị trí nào của đại tràng nhưng thường thấy nhất là đại tràng xích ma (phía trên là đại tràng xuống, phía dưới là hậu môn). Nguyên nhân của bệnh túi thừa đại tràng cho đến nay vẫn chưa được xác định một cách chắc chắn, nhưng có một số yếu tố liên quan đến bệnh túi thừa đại tràng như chế độ ãn ít chất xơ, rau, trái cây hoặc ít, lười vận động cơ thể, người béo phì, thừa cân hoặc gặp ở người do táo bón kéo dài hoặc có thói quen nhịn đi đại tiện. Đặc biệt những yếu tố này nếu gặp ở người tuổi tác càng cao càng dễ mắc bệnh túi thừa đại tràng do sự suy giảm sức đề kháng và trương lực cơ yếu, trong đó có cơ trơn của đại tràng.

Biến Chứng Của Bệnh Túi Thừa Đại Tràng
Nên ăn nhiều trái cây, chất xơ, rau... để tránh mắc bệnh 

Biểu hiện của bệnh túi thừa đại tràng

Đa số bệnh túi thừa đại tràng không có triệu chứng gì đặc biệt, thường được phát hiện do tình cờ trong các chẩn đoán bệnh khác bởi chụp X quang đại tràng có cản quang hoặc do nội soi đại tràng... Một số trường hợp có thể có những triệu chứng như hay đau quặn bụng nhẹ, nhất là ở bụng dưới bên trái. Ngoài ra có có đầy hơi, trướng bụng, rối loạn tiêu hóa đặc biệt là thường xuyên bị táo bón làm cho người bệnh mệt mỏi, khó chịu, từ đó gây chán ăn.

Đặc biệt khi túi thừa đại tràng bị viêm sẽ xuất hiện các triệu chứng khá điển hình như đầy hơi, trướng bụng, đau hố chậu trái (đau từng cơn hay đau liên tục và có xu hướng tăng lên), buồn nôn, nôn, tiêu chảy và sốt. Có thể bị viêm ở trong hay quanh túi thừa.

Để chẩn đoán bệnh túi thừa đại tràng bác sĩ có thể chỉ định nội soi đại tràng, chụp X quang có chuẩn bị, chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI).

Biến chứng do bệnh túi thừa đại tràng

Biến chứng thường gặp nhất là viêm túi thừa, từ đó, có thể gây thủng và viêm phúc mạc rất nguy hiểm, nếu cấp cứu không kịp thời có thể bị sốc nhiễm khuẩn nặng và tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa. Hoặc từ viêm túi thừa làm xuất hiện ổ áp xe, nếu có nhiều túi thừa bị viêm và hình thành nhiều ổ áp xe tại chỗ càng nguy hiểm hơn. Ngoài ra có thể có hiện tượng xuất huyết túi thừa (chảy máu túi thừa). Một biến chứng khác không kém phần nguy hiểm, đó là có thể hình thành đường rò đại tràng với bàng quang hoặc vòi trứng, tử cung, âm đạo (phụ nữ).

Biến Chứng Của Bệnh Túi Thừa Đại Tràng
Polyp đại tràng là một tổ chức mọc lên trên bề mặt của niêm mạc đi sâu vào trong lòng đại tràng

Nguyên tắc điều trị

Khi thấy đau bụng dưới, bất kể là vùng hố chậu phải hay hố chậu trái hoặc trên rốn hay dưới rốn có kèm theo sốt, buồn nôn, đi lỏng, đặc biệt là đi ngoài ra máu cần đi khám ngay để được xác định bệnh sớm và bác sĩ có hướng điều trị kịp thời tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm (cảnh giác viêm ruột thừa, bệnh của phần phụ nếu là nữ giới). Việc điều trị bệnh túi thừa đại tràng còn tùy thuộc vào tình trạng của bệnh, nếu có biểu hiện viêm túi thừa bác sĩ sẽ cân nhắc và có chỉ định điều trị tích cực, khi cần thiết phải nhập viện để điều trị và theo dõi tiến triển của bệnh cùng với chế độ ăn, uống, dinh dưỡng hợp lý. Trong những trường hợp cần thiết bác sĩ sẽ có hội chẩn để can thiệp bằng ngoại khoa (ví dụ, đối với những trường hợp viêm túi thừa nặng và xuất huyết túi thừa, có thể cần phải cắt bỏ túi thừa cùng với những phần đại tràng bị hư hại).

Phòng bệnh túi thừa đại tràng

Đối với bệnh túi thừa đại tràng cần có chế độ ăn uống tốt, phù hợp, điều đó đóng góp đáng kể trong việc điều trị bệnh túi thừa đại tràng, cần ăn rau, trái cây, ngũ cốc và tránh ăn nhiều mỡ động vật để không bị táo bón, đồng thời hàng ngày phải uống đủ lượng nước (từ 1,5 - 2 lít). Bdi vì, ăn nhiều chất có xơ và có đủ lượng nước cần thiết để làm tăng thể tích phân và tăng nhu động của đại tràng, như thế sẽ giảm áp lực của ruột và làm giảm sự hình thành túi thừa qua các chỗ của đại tràng bị yếu.

Táo bón là mối nguy cơ để hình thành túi thừa đại tràng và khi đã có túi thừa đại tràng, táo bón sẽ tạo điều kiện gây nên biến chứng viêm túi thừa. Vì vậy, để tránh tình trạng này, nên ăn đủ lượng chất xơ và uống đủ lượng nước. Chất xơ có nhiều trong các loại rau xanh, cà rốt, trái cây (táo,...). Nước có nhiều trong một số trái cây như lê, dưa hấu, cam... Tránh thức ăn có dạng hạt nhỏ (vừng) có nguy cơ chúng đọng lại trong túi thừa (do nhai không kỹ) gây viêm hoặc quả ổi có chất chát (tanin) gây táo bón. Ngoài chế độ ăn, uống, người bệnh cần vận động cơ thể thường xuyên để khí huyết lưu thông làm tăng nhu động ruột tránh táo bón. Vận động cơ thể bằng mọi hình thức và tùy theo sức và điều kiện của từng người, miễn sao ngày nào cơ thể cũng được vận động trong khoảng 30 - 60 phút.

PGS.TS. Bùi Khắc Hậu

Chia sẻ bài viết
hệ thống phân phối của hoàng gia
Hệ thống Showroom Hoàng Gia Tivi Home Shopping Hệ Thống Đại Lý Kênh phân phối tại siêu thị
Công ty
Hotline: 0911 229 229 (Miễn phí cước gọi) Facebook Twitter Google + Youtube
Yêu cầu gọi lại
Facebook Facebook