gtag('config', 'AW-692048289');

Các Bệnh Nhiễm Trùng Thường Gặp ở Người Có Tuổi

Các Bệnh Nhiễm Trùng Thường Gặp ở Người Có Tuổi

Các Bệnh Nhiễm Trùng Thường Gặp ở Người Có Tuổi

Các Bệnh Nhiễm Trùng Thường Gặp ở Người Có Tuổi
Các Bệnh Nhiễm Trùng Thường Gặp ở Người Có Tuổi
Sổ tay y học,Các Bệnh Nhiễm Trùng Thường Gặp ở Người Có Tuổi

 

Nhiễm trùng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở người trên 65 tuổi. Đối với họ, việc chẩn đoán khó khăn hơn, dẫn đến những khó chịu về sức khỏe kéo dài và trở nên mãn tính, có nguy cơ cao phải nhập viện hoặc thậm chí tử vong.

Theo Viện bác sĩ gia đình Hoa Kỳ, 1/3 số ca tử vong ở người trên 65 tuổi là do nhiễm trùng. Những người lớn tuổi vốn nhạy cảm với nhiễm trùng, hay có sa sút trí tuệ hoặc có nguy cơ cao mắc các bệnh khác. Mặc dù có nhiều thành công trong điều trị bằng kháng sinh nhưng nhiễm trùng ở người có tuổi vẫn còn là một thách thức đôi với nhà chuyên môn. Từ năm 1980 - 1992, tỉ lệ tử vong do bệnh nhiễm trùng ở người trên 65 tuổi tăng lên 25%. Tỉ lệ tử vong do bệnh nhiễm trùng ở người có tuổi cao gấp 9 lần so với người từ 25 — 44 tuổi.

Người có tuổi thường có nhiều tình trạng bệnh lý kết hợp như cao huyết áp, đái tháo đường, suy thận, bệnh phổi mãn, phù, giảm vận. động... cùng với tình trạng suy giảm miễn dịch, rối loạn dinh dưỡng dẫn đến tăng nguy cơ bị các bệnh nhiễm trùng. Phát hiện sớm tình trạng nhiễm trùng ở người có tuổi khó khăn hơn đối tượng khác bởi triệu chứng và dấu hiệu không đặc trưng. Sự thay đổi tình trạng tâm thần hoặc giảm chức năng có thể hiện diện trong nhiễm trùng ở người có tuổi. Người chăm sóc cần quan tâm nhiều hơn đến những thay đổi của người cao tuổi nhằm phát hiện sớm nhiễm trùng, chẳng hạn các triệu chứng không đặc hiệu như bỏ ăn, giảm chức năng, tình trạng tâm thần thay dổi, tiểu dầm và ngã. Nếu cảnh giác với tất cả những thay đổi về sức khỏe người có tuổi thì có thể phòng chống được hậu quả của bệnh nhiễm trùng. Theo các chuyên gia về người cao tuổi thì năm loại nhiễm trùng sau đây thường gặp nhất:

Các Bệnh Nhiễm Trùng Thường Gặp ở Người Có Tuổi
Đau hoặc khó chịu thường không gặp trong nhiễm trùng tiểu ở người có tuổi

Nhiễm trùng đường tiểu

Đây là nhiễm trùng hay gặp nhất ỗ người có tuổi. Việc dùng ống thông tiểu hoặc có bệnh đái tháo đường làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tiểu ở người có tuổi. Bệnh lý bàng quang thần kinh làm tăng nước tiểu tồn lưu, các yếu tố thuận lợi liên quan với giới là phì đại tiền liệt tuyến ở nam giới, tăng pH âm đạo, bất sản âm đạo do giảm hormon estrogen (sau mãn kinh), bàng quang không được làm trông hoàn toàn ở phụ nữ tạo điều kiện cho di trú vi khuẩn và gây ra nhiễm trùng. Những sự thay đổi đột ngột về hành vi, chẳng hạn như: sự lẫn lộn, lơ mơ, tình trạng sa sút trí tuệ trầm trọng hơn hoặc xuất hiện tiểu không tự chủ là dấu hiệu báo động hay gặp. Đau hoặc khó chịu thường không gặp trong nhiễm trùng tiểu ở người có tuổi. Nếu nghi ngờ bị nhiễm trùng tiểu, thầy thuốc có thể cho thực hiện xét nghiệm nước tiểu để xác định chẩn đoán. Sau đó, bệnh nhân sẽ được kê đơn kháng sinh.

 

Nhiễm trùng da

Những thay đổi trên da do tuổi tác cùng với khả năng đề kháng kém làm cho người có tuổi dễ bị nhiễm trùng ngoài da. Tình trạng hay gặp là nhiễm virus như herpes zoster (giời leo), loét do đè ép, nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm bàn chân (thường hay gặp ở bệnh nhân đái tháo đường), viêm tế bào da và thậm chí gặp nhiễm trùng kháng thuốc như Staphylococcus aureus kháng với methicillin. cần phải lưu ý đến tất cả những thay đổi trên da như ngứa, tổn thương hoặc đau. Phần lớn các nhiễm trùng da có thể điều trị tốt và phòng nhiễm herpes zoster bằng vắc xin. Cần phải vệ sinh da.

 

Viêm phổi nhiễm trùng

Hơn 60% người trên 65 tuổi nhập viện là do viêm phổi. Người có tuổi có nguy cơ bị mắc chứng viêm phổi cao hơn vì rất nhiều lý do, bao gồm sự thay đổi dung tích dự trữ phổi, tăng tiếp xúc với các bệnh lý trong cộng đồng, tăng nhạy cảm vi trùng do các tình trạng bệnh lý tim phổi hoặc đái tháo đường kèm theo, giảm vận chuyển chất nhày, giảm phản xạ ho, giảm độ đàn hồi của phế nang và thông khí ít hơn. Theo các chuyên gia thì các triệu chứng cổ điển của nhiễm trùng phổi như sốt, lạnh run và ho ít xảy ra ở người có tuổi, thay vào đó là các triệu chứng không liên quan đến hồ hấp như yếu cơ, lơ mơ, lẫn lộn hoặc mê sảng. Thường bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho bệnh nhân. Một vài loại viêm phổi có thể phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm ngừa vắc xin.

 

Các Bệnh Nhiễm Trùng Thường Gặp ở Người Có Tuổi
Người có tuổi nhiểm cúm dể bị biến chứng nặng

 

Nhiễm cúm

Nhiễm cúm và viêm phổi kết hợp với nhau đưa đến nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ sáu ở Hoa Kỳ, trong đó 90% là người có tuổi. Cúm làm tiêu tốn chi phí y tế hơn 1 tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Khả năng miễn dịch yếu ở người có tuổi kết hợp với các bệnh mãn tính khác làm tăng nguy cơ phát triển biến chứng nặng nề của bệnh cúm (như bội nhiễm phổi). Bởi vì bệnh cúm dễ lây truyền qua ho hoặc hắt hơi nên nguy cơ nhiễm trùng tăng lên nếu môi trường xung quanh người cao tuổi có nguồn lây nhiễm. Cúm thường đặc trưng bởi khởi phát đột ngột đau đầu, sốt, ớn lạnh, đau nhức cơ, ho và đau họng nhưng ở người lớn tuổi đôi khi không rõ ràng. Một số xét nghiệm nhanh phát hiện virus cúm cho kết quả trong vòng 30 phút có thể được sử dụng để xác định chẩn đoán. Phần lớn người bệnh cúm tự hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 tuần nhưng ở người có tuổi thì triệu chứng tồn tại lâu hơn và có thể xảy ra biến chứng nặng, vắc xin phòng cúm hàng năm được khuyến cáo cho người có tuổi để phòng ngừa bệnh. Một số trường hợp biểu hiện nặng, bệnh nhân có thể được kê đơn các thuốc kháng virus để giảm triệu chứng.

 

Nhiễm trùng đường tiêu hóa

Những thay đổi của hệ tiêu hóa và hệ vi sinh đường ruột liên quan đến tuổi tác đặt người có tuổi vào diện có nguy cơ cao nhiễm trùng đường tiêu hóa. Hai loại nhiễm trùng thường gặp là nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, gây ra triệu chứng buồn nôn, đau bụng và sốt cùng với bệnh mãn tính là viêm loét dạ dày và nhiễm Clostridium difficile, một loại nhiễm trùng gây tiêu chảy thường gặp (xảy ra do tình trạng dùng kháng sinh gây ức chế vi sinh có lợi ở đường ruột). Cả hai bệnh nhiễm khuẩn nêu trên cần phải được điều trị lâu dài. Trong khi nhiễm Helicobacter pylori được điều trị bằng việc phối hợp nhiều kháng sinh thì nhiễm Clostridium difficile cần phải ngừng sử dụng kháng sinh đã gây ra rối loạn khuẩn ruột.

TS.BS.Bùi Minh Trạng

Chia sẻ bài viết
hệ thống phân phối của hoàng gia
Hệ thống Showroom Hoàng Gia Tivi Home Shopping Hệ Thống Đại Lý Kênh phân phối tại siêu thị
Công ty
Hotline: 0911 229 229 (Miễn phí cước gọi) Facebook Twitter Google + Youtube
Yêu cầu gọi lại
Facebook Facebook