gtag('config', 'AW-692048289');

Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Thận Mãn Tính

Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Thận Mãn Tính

Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Thận Mãn Tính

Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Thận Mãn Tính
Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Thận Mãn Tính
Sổ tay y học,Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Thận Mãn Tính

Khi thận bị một bệnh mãn tính nó sẽ không làm tốt chức năng lọc máu để thải các chất cặn bã và cân bằng mồi trường trong cơ thể, dần dần dẫn đến suy thận, suy tim và các cơ quan khác của cơ thể. Trong trường hợp dỏ, bên cạnh việc châm sóc thuốc men, vấn đề dinh dưỡng cũng trở nôn hết sức quan trọng.

Tuy rằng nhu cầu dinh dưỡng của mỗi người bị bệnh thận mãn tính có thể khác nhau, tùy theo cơ địa và giai đoạn chuyển biến của bệnh, nhưng trên nguyên tắc, có thể bao gồm những điểm chủ yếu sau đây:

Giữ trọng lượng cơ thể vừa phải và có một chế độ ăn uống cân bằng các chất dinh dưỡng như protein (chất đạm), lipid (chất béo), carbohydrat (chất bột, đường), các vitamin và khoáng chất; đặc biệt chú ý đến các thực phẩm chứa muôi sodium (natri), potasium (kali), phospho (lân),... cùng lượng nước tiêu thụ hàng ngày. Kiểm soát tốt huyết áp và các chất điện giải cùng lượng đường trong máu (nếu bạn bị đái tháo đường) có thể giúp ngăn ngừa bệnh thận chuyển biến xấu đi, dẫn đến phải chạy thận nhân tạo (hay lọc máu), rất tốn kém và nguy hiểm.

Năng lượng

Số Calo tiêu thụ hàng ngày sẽ dựa trên cân nặng, mức độ hoạt động và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Với một số bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ khuyên phải hạn chế lượng các chất dinh dưỡng trong khẩu phần. Ngược lại, với những người bệnh quá gầy yếu, suy nhược, thì cần phải tăng cường chất dinh dưỡng và năng lượng để nâng cao sức khỏe.

Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Thận Mãn Tính
Với những người suy thận, ngoài thuốc men thức ăn cũng có vai trò rất quan trọng

Chất bột đường

Carbohydrat có nguồn gốc từ các loại ngũ cốc, trái cây và rau quả. Với các bệnh nhân trong tình trạng mà bác sĩ điều trị dặn phổi hạn chế protein và chất béo, thì các thực phẩm có nhiều carbohydrat là nguồn cung cấp năng lượng chính. Tuy nhiên cũng cần dùng với mức vừa phải tùy theo thể trạng. Cần chú ý nhất ở những bệnh nhân có kèm bệnh đái tháo đường: phải hạn chế dùng các loại thực phẩm làm tăng nhanh nồng độ đường trong máu, như đường tinh chế, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt và đồ uống có đường khác.

Chất đạm

Protein cần thiết để giúp cơ thể phát triển, tăng cường sức đề kháng, chống bệnh. Nếu người bệnh quá gầy yếu thì cần phải tăng lượng Calo tiêu thụ, đặc biệt là proteín. Nhưng một chế độ ăn uống quá nhiều protein khiến cho thận làm việc nặng hơn và có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Riêng với các bệnh nhân cần chạy thận nhân tạo, bác sĩ điều trị có thể khuyên người bệnh cần phải ăn thêm các thực phẩm giàu đạm như cá, thịt hoặc trứng vào mỗi bữa ăn, có khi phải tăng cường thêm cả lòng trắng trứng, hay bột protein. Điều này sẽ giúp người bệnh thay thế các cơ bắp và các mô khác dang bị mất trong quá trình lọc thận.

Chất béo

Chất béo cũng cần thiết phải có hàng ngày cho hoạt động của cơ thể và giúp hấp thu một số các vitamin trong thực phẩm. Nhưng quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân và bệnh tim mạch. Cố gắng hạn chế chất béo bão hòa (nhất là mỡ, bơ), và thay bằng chất béo không bão hòa như dầu ô liu, dầu mè, dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu lạc (đậu phộng),...

Bạn cũng nên tránh các chất béo chuyển hóa (chất béo trans). Đây là loại chất béo có trong nhiều loại thực phẩm chế biến. Nó làm tăng cholesterol “xấu” (LDL-c) và giảm cholesterol “tốt* (HDL-c), không tốt cho tim mạch và có thể gây tổn thương thận.

Nước

Nước rất cần cho cơ thể. Thận là cơ quan lọc máu, chủ yếu là nước và các chất diện giải, nên thiếu nước sẽ có thể gây hại thận. Nhưng với người bị bệnh, thận sẽ không đủ khả năng lọc các chất lỏng như bình thường, vì vậy, quá nhiều chất lỏng dồn ứ trong cơ thể sẽ gây tăng huyết áp, sưng phù và suy tim. Chất lỏng dư thừa cũng có thể tích tụ xung quanh phổi, gây khó thở. Tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận và phương pháp điều trị, bác sĩ có thể cho người bệnh biết để hạn chế chất lỏng trong nước uống cũng như trong các loại thực phẩm chứa nhiều nước.

Muối natri và kali

Quá nhiều natri khiến thận phải khó khăn để thanh lọc, đồng thời làm táng huyết áp, và có thể dẫn đến sưng phù, hại thận và tim. Tùy theo tình trạng sức khỏe tim thận của bạn mà bác sĩ khuyên bạn phải hạn chế lượng muối tiêu thụ (đặc biệt phải hạn chế lượng muối bột, hạt nêm, các loại mắm, dưa muối chua, tương chao, nước chấm..).

Chọn thực phẩm tươi hoặc đông lạnh thay vì các loại thực phẩm chế biến sẵn, vì thường có chứa nhiều muối (kể cả các loại bánh, snack, thịt cá và rau quả đóng hộp; các loại thịt xông khói, giãm-bông, xúc xích, lạp xưởng...)

Dinh Dưỡng Cho Người Bệnh Thận Mãn Tính
Khi chạy thận nhân tạo bệnh nhân nên tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về thuốc và cả chế độ ăn uống

Đặc biệt cần chú ý là người bị bệnh thận cũng không nên dùng loại muối thay thế chứa kali clorua (thường dành cho người bị cao huyết áp) vì quá nhiều kali cũng gây hại cho thận. Người đã bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo cũng cần hạn chế dùng một số thực phẩm chứa nhiều kali như: atisô, rau dền, trái bơ, chuối, bắp (ngô), dưa hấu, cam, mận, lựu, nho khô, khoai tây, cà chua..

Phospho (P) và calci (Ca)

Phospho và calci cũng là những khoáng chất được tìm thây trong hầu hết các loại thực phẩm, đặc biệt là các loài hải sản, sữa, thịt, các loại đậu và trong một số loại nước khoáng, nước ngọt, nước tăng lực, bia, các thực phẩm chế biến...

Khi thận khỏe mạnh, thì p cùng với Ca và vitamin D giúp cho xương chắc khỏe. Nhưng khi thận không làm việc tốt, P có thể tích tụ trong máu quá nhiều, trở thành chất kéo Ca ra khỏi xương, khiến xương yếu và giòn, dễ gãy. Mặt khác, nồng độ P và Ca trong máu cao cũng làm cho Ca dễ bám vào thành mạch máu, tim, phổi và mắt,... rất nguy hiểm. Do đó việc điều hòa lượng P và Ca trong khẩu phần có ảnh hưởng quan trọng cho người bệnh thận mãn tính.

Vitamin và chất khoáng

Người bệnh thận mãn tính thường phải hạn chế nhiều loại thực phẩm nên có thể bị thiếu một số loại vitamin và chất khoáng cần thiết, như vitamin D, acid folic, sắt... Tùy theo tình trạng bệnh mà bác sĩ điều trị sẽ cho dùng các chất bổ sung với liều lượng thích hợp. Người bệnh không nên tự ý dùng thêm các viên đa sinh tố hay khoáng chất bổ sung, vì có thể làm dư thừa một số các chất có hại cho thận đang bị suy yếu.

DS. Huỳnh Trà Kiệu

 

Chia sẻ bài viết
hệ thống phân phối của hoàng gia
Hệ thống Showroom Hoàng Gia Tivi Home Shopping Hệ Thống Đại Lý Kênh phân phối tại siêu thị
Công ty
Hotline: 0911 229 229 (Miễn phí cước gọi) Facebook Twitter Google + Youtube
Yêu cầu gọi lại
Facebook Facebook