gtag('config', 'AW-692048289');

Những Điều Cần Biết Về Chích Khớp

Những Điều Cần Biết Về Chích Khớp

Những Điều Cần Biết Về Chích Khớp

Những Điều Cần Biết Về Chích Khớp
Những Điều Cần Biết Về Chích Khớp
Sổ tay y học,Những Điều Cần Biết Về Chích Khớp

Khi đi khám bệnh được bác sĩ chỉ định chích khớp để giảm đau, chậm thoái hóa khớp, chắc hẳn ai cũng sẽ rất lo lắng liệu có hiệu quả không? Có tác dụng phụ gì hay không? Thuốc nào tốt? chích bao lâu? Việc chích khớp trong quá trình điều trị  nên thế nào để đạt kết quả cao?...

 

Chỉ định lấy dịch trong khớp.
Khi khớp sưng to, thường gặp là khớp gối đau dữ dội, đã dùng nhiều loại thuốc kháng viêm và giảm đau nhưng không giảm, bác sĩ thăm khám thấy “dấu bồng bềnh bánh chè dương tính” khẳng định một lượng dịch đáng kể trong khớp nên chỉ định chọc hút dịch trong khớp. Việc làm này nhằm hai mục đích: giảm bớt áp lực trong khớp giúp giảm đau, dịch lấy ra từ khớp sẽ được quan sát về màu sắc, độ đục, thử các phản ứng sinh hóa, tế bào, vi trùng, miễn dịch để xác định các nguyên nhân gây bệnh.

Các bệnh lý thường gặp khi sưng khớp:
- Viêm khớp nhiễm trùng
- Chấn thương tụ máu trong khớp gối
-  Viêm khớp tinh thể như bệnh gout
-  Các bệnh viêm khớp mạn tính như viêm khớp dạng thấp
- Đợt cấp các thoái hóa khớp

 

Chỉ định tiêm thuốc vào khớp.
Bệnh xương khớp đa phần là bệnh kéo dài và khó điều trị. Khi đã có chẩn đoán xác định rõ ràng nguyên nhân bệnh, dùng các thuốc đặc trị, thuốc giảm đau, kháng viêm không giảm, hay không thể uống được các loại thuốc có tác dụng phụ như viêm loét dạ dày, nôn ói, xuất huyết tiêu hóa, hội chứng Cushing, loãng xương,… bác sĩ sẽ đưa ra thêm biện pháp điều trị chích vào khớp nhằm giảm đau, ít tác dụng phụ, mang lại cho bạn chất lượng cuộc sống tốt nhất.

nhiem trung khop
Nhiễm trùng khớp là một trong nguyên nhân dẫn đến việc chích khớp


Sau đây là các chất thường được dùng để tiêm:
+ Chất nhờn khớp (acid hyaluronic)

Bạn bị thoái hóa khớp, khớp bạ kêu “rột rột” khi co duỗi, bạn đau rất nhiều và uống thuốc hay tập luyện không cải thiện, bác sĩ có thể đề nghị chích chất nhờn vào khớp để làm chậm quá trình thoái hóa khớp và giúp bạn giảm đau.
Bình thường sụn khớp tiết ra những chất dịch bôi trơn để khớp hoạt động. Khi thoái hóa khớp, lớp sụn bắt đầu bị phá hủy dần, việc tiết chất nhờn để bôi trơn sẽ giảm về số lượng và chất lượng. Lúc này khớp kém linh hoạt hơn và dễ bị tổn thương sụn hơn, ngoài việc tập luyện cho cơ chắc khỏe, bác sĩ sẽ đề nghị tiêm chất nhờn để giảm đau và kích thích tăng sinh acid hyaluronic nội sinh.
Tùy vào mức độ thoái hóa khớp mà bác sĩ sẽ đề nghị liệu trình điều trị.
Một số loại thuốc chiết xuất từ mào gà, vì vậy bạn nên thông báo cho bác sĩ nếu bạn bị dị ứng với thịt gà.
Tác dụng phụ của tiêm chất nhờn vào khớp là rất thấp.
 

+ Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP – Platalet rich plasma)
Cũng giống như chỉ định chích chất nhờn, bác sĩ có thể đề nghị lấy máu của bạn rồi quay ly tâm đề thu được huyết tương nhiều tiểu cầu. Chất dịch này sẽ được tiêm trở lại vào khớp của bạn.
Trong huyết tương giàu tiểu cầu có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng hay khi tiểu cầu phân hủy sẽ phóng thích các yếu tố tăng trưởng và một số cytokine giúp cho sự lành mô. Cơ quan kiểm soát thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ (FDA: Food and Drug Administration) đã chấp nhận phương pháp này trong điều trị giảm đau thông qua nhiều thử nghiệm. Chỉ định chích PRP còn có thể gặp trong tổn thương thần kinh, viêm gân, thoái hóa khớp, thẩm mỹ…

Chích Khớp
Chích khớp giúp giảm đau tức thời nhưng sẽ gây ra những hậu quả khó lường sau này

Do huyết tương giàu tiểu cầu được lấy và quay ly tâm từ chính máu của bạn, nên gần như không gây tác dụng phụ.
Hiệu quả giảm đau trong điều trị thoái hóa khớp của tiêm chất nhờn và PRP đều như nhau.
 

+ Corticosteroid
Đây là thuốc kháng viêm mạnh có thể dùng đường toàn thân hay tại chỗ tác dụng làm giảm các hiện tượng viêm do đó sẽ làm giảm đau và sưng. Loại thuốc này giảm đau rất nhanh nhưng lại gây nhiều tác dụng phụ nhất.
Khi khớp bạn lại bị sưng nhiều, bác sĩ có thể rút dịch ra để làm giảm căng bao khớp, gửi đi xéc nghiệm tìm nguyên nhân, sau đó chích Corticosteroid vào khớp để làm giảm hiện tượng viêm.
So với các loại thuốc dùng bằng đường uống, corticosteroid chích tại chỗ ít gây tác dụng phụ toàn thân như dùng dạng uống hay tiêm bắp.
Tác dụng phụ ngắn hạn như: kích thích da làm co da, thay đổi màu da nơi chích, chảy máu khi chích phải mạch máu hay cơ, dễ nhiễm trùng nếu không được vô trùng tốt và đau dữ dội nơi chích do phản ứng dội sau khi tiêm. Nếu chích vào gân gần khớp sẽ làm gân yếu đi và có thể bị đức gân nếu chích nhiều lần. Chúng tôi đã ghi nhận có nhiều trường hợp bị đứt gân gót do chích corticosteroid vào gân. Nếu bạn đang bệnh tiểu đường, chích corticosteroid có thể làm tăng đường huyết hay nếu khớp đang nhiễm trùng, chích corticosteroid sẽ làm nặng hơn vì corticosteroid ức chế các chất đối kháng với vi khuẩn và làm lu mờ triệu chứng khiến bệnh nhân không chú ý diều trị sớm.
Tác dụng phụ nếu chích nhiều lần hoặc chích liều cao có thể ghi nhận như: mỏng da, da đổi màu sắc, dễ bầm tím, tăng cân, nổi mụn, tăng huyết áp, loãng xương và đôi khi có thể hoại tử xương (hiếm).

 

BS. Phạm Thế Hiển

Chia sẻ bài viết
hệ thống phân phối của hoàng gia
Hệ thống Showroom Hoàng Gia Tivi Home Shopping Hệ Thống Đại Lý Kênh phân phối tại siêu thị
Công ty
Hotline: 0911 229 229 (Miễn phí cước gọi) Facebook Twitter Google + Youtube
Yêu cầu gọi lại
Facebook Facebook